Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
190560

Về việc tiếp tục triển khai đợt cao điểm tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo Và thực hiện tiêm vét cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn xã Thọ Sơn

Ngày 29/03/2024 09:21:14

Về việc tiếp tục triển khai đợt cao điểm tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo Và thực hiện tiêm vét cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn xã Thọ Sơn

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về việc tiếp tục triển khai đợt cao điểm tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo

Và thực hiện tiêm vét cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn xã Thọ Sơn
 

Kính thưa bà con nhân dân trong toàn xã!

Thực hiện quyết định số 2151/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 21/12/2021 về việc  "PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030".

Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của thủ tướng chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng chống bệnh dại.

Thực hiện chỉ thị số: 03/CT-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban Nhân dân huyện Triệu Sơn về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn huyện.

UBND xã Thọ Sơn đã triển khai kế hoạch Về việc thực hiện "Năm cao điểm thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo"; kế hoạch tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024. Đã tiến hành công tác tiêm phòng trên địa bàn toàn xã từ ngày 16/3/2024. Sau hơn 10 ngày ra quân tiến hành tiêm tại các thôn đa số các thôn nhân dân đều chấp hành nghiêm công tác tiêm phòng. Nhưng đến nay tổng đàn chó, mèo, gia súc gia cầm chưa tiêm vắc xin vẫn còn nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do

Có nhiều thôn trong quá trình thống kê, rà soát tổng đàn chưa chính xác, lơ là trong công tác tiêm phòng. Còn 1 bộ phận người dân không chấp hành luật tiêm phòng thú y, Cố tình đi vắng, trốn tránh việc tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm, chó mèo.

Năm 2024 là năm thực hiện cao điểm tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo. Tiêm triệt để 100%, không có trường hợp miễn, hoãn. Vì vậy UBND xã đề nghị các ông trưởng thôn rà soát nắm chắc, chính xác tổng đàn chó, mèo, gia súc gia cầm của đơn vị mình báo cáo về UBND để tiến hành tiêm vét, tiêm trệt để tổng đàn chó, mèo, gia súc gia cầm trên địa bàn toàn xã đến hết ngày 31/3/2024.  

Công tác tiêm phòng văc xin cho đàn chó, đàn gsgs là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đã được pháp luật quy định. Và thực hiện tiêm theo luật, xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo quyết định 2151/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 21/12/2021 về việc  THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI, GIAI ĐOẠN 2022 – 2030. Quy định như sau:

      1.  Quản lý đàn chó, mèo

       a) Chủ nuôi chó, mèo

         Chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm đăng ký, khai báo nuôi chó, mèo với chính quyền cấp xã; cam kết nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình; chó, mèo khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người; nếu để chó, mèo thả rông cắn người thì phải chi trả những chi phí liên quan theo quy định; từng bước áp dụng việc đánh dấu để nhận diện (đeo vòng cổ) cho chó, mèo đã được tiêm vắc xin Dại.

         b) Chính quyền các cấp

          - Tổ chức quản lý, lập danh sách hộ nuôi chó hoặc sổ quản lý chó, mèo; cập nhật số liệu nuôi tại địa phương trên Hệ thống báo cáo trực tuyến quản lý chó, mèo. Định kỳ tối thiểu 02 ln/năm, báo cáo cập nhật số liệu các hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo chi tiết đến cấp xã.

            - Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương để quyết định thành lập đội bắt chó, mèo thả rông, chó không đeo rọ mõm, nghi mắc bệnh Dại, cưỡng chế tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo.

             - Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trong quản lý nuôi chó, mèo, không tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật.

          2. Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo

           a) Yêu cầu chung về tiêm vắc xin Dại

            - Đối tượng và phạm vi tiêm phòng: Toàn bộ đàn chó, mèo nuôi trong địa bàn cấp xã; chó, mèo đã tiêm vắc xin Dại nên được đánh dấu để nhận diện (vòng đeo cổ).

          - Thời điểm và tần suất: Hằng năm, ưu tiên tiêm vào trước thời điểm nắng nóng, trước mùa hè. Tổ chức tiêm vắc xin Dại cho trên 70% đàn chó, mèo đã hết thời gian miễn dịch, mới nuôi, bảo đảm tối thiểu 1 lần/năm trong giai đoạn 2022 - 2025; tiêm vắc xin Dại cho trên 80% đàn chó, mèo thuộc diện tiêm trong giai đoạn 2026 - 2030; thường xuyên rà soát, tiêm bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh.

             b) Tổ chức tiêm vắc xin Dại

           - Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí các lực lượng thống kê đàn chó, mèo nuôi; tuyên truyền, vận động chủ nuôi chó, mèo chủ động kinh phí tiêm vắc xin Dại; phối hợp với cơ quan thú y để triển khai tiêm vắc xin Dại đảm bảo đạt yêu cầu, phối hợp tổ chức hướng dẫn, giám sát việc tiêm phòng và cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh Dại, đánh giá kết quả tiêm phòng, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc tại khu vực đã tổ chức tiêm phòng.

             - Nhân viên thú y cấp xã, những người có chứng chỉ hành nghề thú y, các cơ sở có đủ điều kiện hành nghề khám chữa bệnh cho chó, mèo thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo, cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng và báo cáo số liệu tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan thú y và chính quyền địa phương theo quy định.

            3. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người

            a) Yêu cầu chung đối với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm

             Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, phơi nhiễm, có nguy cơ nhiễm với bệnh Dại nhưng chưa được tiêm vắc xin Dại phải được điều trị dự phòng.

          b) Tổ chức điều trị dự phòng

             Bộ Y tế xây dựng kế hoạch quốc gia về cung ứng, sử dụng vắc xin phòng Dại cho người bị chó, mèo cắn, người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh Dại; kiện toàn, mở rộng số lượng điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng Dại để phục vụ công tác điều trị dự phòng, đảm bảo khả năng dễ tiếp cận, giá thành thấp, đặc biệt ở khu vực có nguy cơ cao, mỗi huyện có ít nhất 01 điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nguồn nhân lực cho điều trị dự phòng; đảm bảo đủ trang thiết bị, vắc xin và huyết thanh kháng Dại đã được cấp phép sử dụng; hỗ trợ điều trị dự phòng cho người nghèo tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng miền núi khu vực II, III, người có công với cách mạng, người tham gia công tác phòng chống dịch và các đối tượng đặc biệt khác do chính quyền địa phương quyết định.

               5. Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ và thay đổi hành vi trong phòng, chống bệnh Dại

             a) Nội dung thông tin, tuyên truyền

            - Đặc điểm và tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, cách nhận biết người và động vật mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại và biện pháp xử lý, phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật; chủ trương, chính sách và quy định về quản lý nuôi chó, mèo và tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo; các biện pháp phòng, chống bệnh Dại, xây dựng vùng an toàn bệnh Dại; xử lý vi phạm các trường hợp vi phạm, không tuân thủ các quy định về quản lý chó, mèo nuôi, tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo, không tuân thủ các biện pháp phòng, chống bệnh Dại.

            - Nâng cao nhận thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại và các biện pháp phòng chống bệnh Dại ở người; hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị chó, mèo cắn và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Không sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các loại thuốc khác không theo quy định của ngành y tế thay thế vắc xin để điều trị dự phòng bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

6. Điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại

Điều tra, xử lý dịch bệnh Dại trên động vật và người bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về thú y và y tế, cụ thể như sau:

a) Chủ nuôi chó, mèo

Chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin chính xác cho chính quyền địa phương, cán bộ thú y, y tế gần nhất khi phát hiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do Dại; cách ly theo dõi động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh Dại, tiêu hủy động vật mắc bệnh Dại theo hướng dẫn của cơ quan thú y và chính quyền địa phương; nghiêm cấm mua bán, giết mổ, sử dụng sản phẩm động vật nghi mắc bệnh Dại; không vứt xác động vật ra môi trường; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy bắt buộc động vật nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết do bệnh Dại.

d) Ủy ban nhân dân các cấp

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức xử lý ổ dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại; thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định; lập chốt kiểm soát tạm thời trên các trục đường giao thông chính ra vào vùng dịch, vùng khống chế để ngăn chặn không đưa chó, mèo ra ngoài vùng dịch; phối hợp, điều tra xác định hộ nuôi có chó, mèo mắc, nghi mắc bệnh Dại; thành lập tổ giám sát, bắt và xử lý chó, mèo thả rông, chó, mèo chưa được tiêm vắc xin Dại trong vùng đang có ổ dịch Dại; đặt biển báo khu vực có dịch, hướng dẫn người, phương tiện tránh đi qua vùng dịch; phun khử trùng các phương tiện vận chuyển từ vùng dịch đi ra ngoài; xử lý động vật mc bệnh trong vùng dịch theo quy định; xử lý các trường hợp vi phạm hành chính theo quy định.

7. Giám sát bệnh Dại trên động vật

a) Giám sát lâm sàng (giám sát bị động)

- Chủ nuôi động vật có trách nhiệm thường xuyên theo dõi chó, mèo, nếu phát hiện động vật có biểu hiện nghi mắc bệnh Dại phải báo ngay cho chính quyền cơ sở, nhân viên thú y hoặc cơ quan thú y, y tế nơi gần nhất; thực hiện các biện pháp ứng phó, xử lý ổ dịch Dại.

- Nhân viên thú y cấp xã, các cơ quan thú y có trách nhiệm tổ chức kiểm tra ngay khi nhận được thông tin; tổ chức điều tra, xác minh, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý các trường hợp động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại.

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức xử lý ổ dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại; tổ chức các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định.
Tin bài: Lê Tình -CCVH 

 

 

 

  

Về việc tiếp tục triển khai đợt cao điểm tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo Và thực hiện tiêm vét cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn xã Thọ Sơn

Đăng lúc: 29/03/2024 09:21:14 (GMT+7)

Về việc tiếp tục triển khai đợt cao điểm tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo Và thực hiện tiêm vét cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn xã Thọ Sơn

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Về việc tiếp tục triển khai đợt cao điểm tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo

Và thực hiện tiêm vét cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn xã Thọ Sơn
 

Kính thưa bà con nhân dân trong toàn xã!

Thực hiện quyết định số 2151/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 21/12/2021 về việc  "PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030".

Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của thủ tướng chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng chống bệnh dại.

Thực hiện chỉ thị số: 03/CT-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban Nhân dân huyện Triệu Sơn về việc thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn huyện.

UBND xã Thọ Sơn đã triển khai kế hoạch Về việc thực hiện "Năm cao điểm thực hiện công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo"; kế hoạch tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm đợt 1 năm 2024. Đã tiến hành công tác tiêm phòng trên địa bàn toàn xã từ ngày 16/3/2024. Sau hơn 10 ngày ra quân tiến hành tiêm tại các thôn đa số các thôn nhân dân đều chấp hành nghiêm công tác tiêm phòng. Nhưng đến nay tổng đàn chó, mèo, gia súc gia cầm chưa tiêm vắc xin vẫn còn nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là do

Có nhiều thôn trong quá trình thống kê, rà soát tổng đàn chưa chính xác, lơ là trong công tác tiêm phòng. Còn 1 bộ phận người dân không chấp hành luật tiêm phòng thú y, Cố tình đi vắng, trốn tránh việc tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm, chó mèo.

Năm 2024 là năm thực hiện cao điểm tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo. Tiêm triệt để 100%, không có trường hợp miễn, hoãn. Vì vậy UBND xã đề nghị các ông trưởng thôn rà soát nắm chắc, chính xác tổng đàn chó, mèo, gia súc gia cầm của đơn vị mình báo cáo về UBND để tiến hành tiêm vét, tiêm trệt để tổng đàn chó, mèo, gia súc gia cầm trên địa bàn toàn xã đến hết ngày 31/3/2024.  

Công tác tiêm phòng văc xin cho đàn chó, đàn gsgs là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đã được pháp luật quy định. Và thực hiện tiêm theo luật, xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật.

Theo quyết định 2151/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 21/12/2021 về việc  THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI, GIAI ĐOẠN 2022 – 2030. Quy định như sau:

      1.  Quản lý đàn chó, mèo

       a) Chủ nuôi chó, mèo

         Chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm đăng ký, khai báo nuôi chó, mèo với chính quyền cấp xã; cam kết nuôi nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình; chó, mèo khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người; nếu để chó, mèo thả rông cắn người thì phải chi trả những chi phí liên quan theo quy định; từng bước áp dụng việc đánh dấu để nhận diện (đeo vòng cổ) cho chó, mèo đã được tiêm vắc xin Dại.

         b) Chính quyền các cấp

          - Tổ chức quản lý, lập danh sách hộ nuôi chó hoặc sổ quản lý chó, mèo; cập nhật số liệu nuôi tại địa phương trên Hệ thống báo cáo trực tuyến quản lý chó, mèo. Định kỳ tối thiểu 02 ln/năm, báo cáo cập nhật số liệu các hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo chi tiết đến cấp xã.

            - Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương để quyết định thành lập đội bắt chó, mèo thả rông, chó không đeo rọ mõm, nghi mắc bệnh Dại, cưỡng chế tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo.

             - Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trong quản lý nuôi chó, mèo, không tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật.

          2. Tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo

           a) Yêu cầu chung về tiêm vắc xin Dại

            - Đối tượng và phạm vi tiêm phòng: Toàn bộ đàn chó, mèo nuôi trong địa bàn cấp xã; chó, mèo đã tiêm vắc xin Dại nên được đánh dấu để nhận diện (vòng đeo cổ).

          - Thời điểm và tần suất: Hằng năm, ưu tiên tiêm vào trước thời điểm nắng nóng, trước mùa hè. Tổ chức tiêm vắc xin Dại cho trên 70% đàn chó, mèo đã hết thời gian miễn dịch, mới nuôi, bảo đảm tối thiểu 1 lần/năm trong giai đoạn 2022 - 2025; tiêm vắc xin Dại cho trên 80% đàn chó, mèo thuộc diện tiêm trong giai đoạn 2026 - 2030; thường xuyên rà soát, tiêm bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh.

             b) Tổ chức tiêm vắc xin Dại

           - Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm bố trí các lực lượng thống kê đàn chó, mèo nuôi; tuyên truyền, vận động chủ nuôi chó, mèo chủ động kinh phí tiêm vắc xin Dại; phối hợp với cơ quan thú y để triển khai tiêm vắc xin Dại đảm bảo đạt yêu cầu, phối hợp tổ chức hướng dẫn, giám sát việc tiêm phòng và cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh Dại, đánh giá kết quả tiêm phòng, thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc tại khu vực đã tổ chức tiêm phòng.

             - Nhân viên thú y cấp xã, những người có chứng chỉ hành nghề thú y, các cơ sở có đủ điều kiện hành nghề khám chữa bệnh cho chó, mèo thực hiện tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo, cấp Giấy chứng nhận tiêm phòng và báo cáo số liệu tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan thú y và chính quyền địa phương theo quy định.

            3. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người

            a) Yêu cầu chung đối với điều trị dự phòng sau phơi nhiễm

             Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, phơi nhiễm, có nguy cơ nhiễm với bệnh Dại nhưng chưa được tiêm vắc xin Dại phải được điều trị dự phòng.

          b) Tổ chức điều trị dự phòng

             Bộ Y tế xây dựng kế hoạch quốc gia về cung ứng, sử dụng vắc xin phòng Dại cho người bị chó, mèo cắn, người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh Dại; kiện toàn, mở rộng số lượng điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng Dại để phục vụ công tác điều trị dự phòng, đảm bảo khả năng dễ tiếp cận, giá thành thấp, đặc biệt ở khu vực có nguy cơ cao, mỗi huyện có ít nhất 01 điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nguồn nhân lực cho điều trị dự phòng; đảm bảo đủ trang thiết bị, vắc xin và huyết thanh kháng Dại đã được cấp phép sử dụng; hỗ trợ điều trị dự phòng cho người nghèo tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng miền núi khu vực II, III, người có công với cách mạng, người tham gia công tác phòng chống dịch và các đối tượng đặc biệt khác do chính quyền địa phương quyết định.

               5. Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ và thay đổi hành vi trong phòng, chống bệnh Dại

             a) Nội dung thông tin, tuyên truyền

            - Đặc điểm và tính chất nguy hiểm của bệnh Dại, cách nhận biết người và động vật mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại và biện pháp xử lý, phòng, chống bệnh Dại ở người và động vật; chủ trương, chính sách và quy định về quản lý nuôi chó, mèo và tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo; các biện pháp phòng, chống bệnh Dại, xây dựng vùng an toàn bệnh Dại; xử lý vi phạm các trường hợp vi phạm, không tuân thủ các quy định về quản lý chó, mèo nuôi, tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo, không tuân thủ các biện pháp phòng, chống bệnh Dại.

            - Nâng cao nhận thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh Dại và các biện pháp phòng chống bệnh Dại ở người; hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu ngay sau khi bị chó, mèo cắn và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời. Không sử dụng thuốc đông y (thuốc nam, thuốc bắc) hoặc các loại thuốc khác không theo quy định của ngành y tế thay thế vắc xin để điều trị dự phòng bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

6. Điều tra, ứng phó, xử lý ổ dịch Dại

Điều tra, xử lý dịch bệnh Dại trên động vật và người bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về thú y và y tế, cụ thể như sau:

a) Chủ nuôi chó, mèo

Chủ nuôi chó, mèo có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin chính xác cho chính quyền địa phương, cán bộ thú y, y tế gần nhất khi phát hiện động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, chết do Dại; cách ly theo dõi động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh Dại, tiêu hủy động vật mắc bệnh Dại theo hướng dẫn của cơ quan thú y và chính quyền địa phương; nghiêm cấm mua bán, giết mổ, sử dụng sản phẩm động vật nghi mắc bệnh Dại; không vứt xác động vật ra môi trường; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy bắt buộc động vật nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết do bệnh Dại.

d) Ủy ban nhân dân các cấp

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức xử lý ổ dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại; thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định; lập chốt kiểm soát tạm thời trên các trục đường giao thông chính ra vào vùng dịch, vùng khống chế để ngăn chặn không đưa chó, mèo ra ngoài vùng dịch; phối hợp, điều tra xác định hộ nuôi có chó, mèo mắc, nghi mắc bệnh Dại; thành lập tổ giám sát, bắt và xử lý chó, mèo thả rông, chó, mèo chưa được tiêm vắc xin Dại trong vùng đang có ổ dịch Dại; đặt biển báo khu vực có dịch, hướng dẫn người, phương tiện tránh đi qua vùng dịch; phun khử trùng các phương tiện vận chuyển từ vùng dịch đi ra ngoài; xử lý động vật mc bệnh trong vùng dịch theo quy định; xử lý các trường hợp vi phạm hành chính theo quy định.

7. Giám sát bệnh Dại trên động vật

a) Giám sát lâm sàng (giám sát bị động)

- Chủ nuôi động vật có trách nhiệm thường xuyên theo dõi chó, mèo, nếu phát hiện động vật có biểu hiện nghi mắc bệnh Dại phải báo ngay cho chính quyền cơ sở, nhân viên thú y hoặc cơ quan thú y, y tế nơi gần nhất; thực hiện các biện pháp ứng phó, xử lý ổ dịch Dại.

- Nhân viên thú y cấp xã, các cơ quan thú y có trách nhiệm tổ chức kiểm tra ngay khi nhận được thông tin; tổ chức điều tra, xác minh, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý các trường hợp động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại.

- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức xử lý ổ dịch, tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại; tổ chức các biện pháp phòng, chống bệnh Dại theo quy định.
Tin bài: Lê Tình -CCVH