Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
190560

Hướng dẫn cách nhận biết và phòng trừ bệnh tai xanh trên lợn

Ngày 29/11/2023 21:28:18

Hướng dẫn cách nhận biết và phòng trừ bệnh tai xanh trên lợn

Hướng dẫn cách nhận biết và phòng trừ bệnh tai xanh trên lợn

Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước đã ghi nhận tình trạng dịch tai xanh trên lợn tái bùng phát trở lại, đặc biệt là tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. từ đầu năm 2023 bệnh tai xanh đã được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, trong thời gian tới nguy cơ bệnh tai xanh xâm nhập, lây lan và tái bùng phát trên địa bàn huyện là rất cao do một số nguyên nhân sau: nguy cơ xâm nhập và lây lan dịch bệnh từ các tỉnh, huyện khác qua con đường vận chuyện; các hộ chăn nuôi nhập lợn giống để tái đàn không đảm bảo chất lượng và chưa đảm bảo điều kiện an toàn sinh học; công tác quản lý chăn nuôi ở nhiều xã, thị trấn chưa chặt chẽ.

 Để chủ động ngăn chặn bệnh DTLCP xâm nhập, tái phát và lây lan trên địa bàn huyện, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn bà con chăn nuôi cách nhận biết và biện pháp phòng trừ bệnh tai xanh trên lợn như sau:

     1. Nguyên nhân

          Bệnh tai xanh ở lợn hay còn được biết đến với tên gọi khác hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus thuộc giống Arterivirus gây raVius gây bệnh tai xanh ở lợn có thể lây truyền qua không khí, qua tiếp xúc trực tiếp, qua dụng cụ chăn nuôi, tinh dịch và qua vật chủ trung gian (ruồi, muỗi, ve,..). Virus tồn tại trong cơ thể vật nuôi và lây bệnh trong vòng từ 2 – 3 tháng.

Khi lợn mắc bệnh tai xanh sẽ dễ mắc các bệnh bội nhiễm khác như: Bệnh tụ huyết trùng, bệnh Glasser, bệnh E.coli, bệnh viêm phổi,…

      2. Triệu chứng

            Biểu hiện của bệnh tai xanh nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào chủng virus, tuổi lợn, sức đề kháng của lợn cũng như quá trình chăm sóc của chủ nuôi. Lợn nái, lợn con, lợn thịt và lợn đực sẽ có những triệu chứng bệnh lý khác nhau.

          Đối với lợn nái:

          Lợn nái có thể xảy thai vào giai đoạn cuối, thai chết lưu ở giai đoạn hai hoặc bị chết yểu sau khi sinh ra; lợn có dấu hiệu sốt cao, lên đến 40 – 42ºC; lợn bị viêm phổi, tiêu chảy, khó thở, thở nhanh, chảy nước mũi; dấu hiệu đặc trưng là tai chuyển màu từ hồng => đỏ thâm => xanh => tím đen => tử vong; lợn nái nuôi con có biểu hiện mất sữa, viêm vú, da biến màu và sinh non; tỷ lệ chết 10%.

          Đối với lợn con theo mẹ

          Bệnh tai xanh ở lợn sẽ có dấu hiệu gầy yếu, sức sống thấp; Lợn bú khó khăn, mắt có ghèn màu nâu, da có nhiều vết phồng rộp; Lợn bị tiêu chảy, ủ rũ, viêm phổi dẫn đến khả năng tử vong cao khoảng 30 – 50%.

         Đối với lợn thịt, lợn cai sữa

          Một số con biếng ăn, chậm lớn, lông cứng; lợn sốt cao trên 40 oC; tai lạnh, chân sau yếu, đi loạng choạng; màu da chuyển từ hồng đỏ sang tím xanh nhạt; lợn hắt hơi, thở nhanh; tỷ lệ chết từ 12 – 15%, đa phần bị bội nhiễm các bệnh khác dẫn đến tỉ lệ chết 100% nếu không điều trị kịp thời.

         Đối với lợn đực giống

          Lợn bị bệnh tai xanh sẽ có các dấu hiệu ban đầu là sốt, bỏ ăn, đờ đẫn và khó thở. Lợn giảm hưng phấn, mất tính dục và lượng tinh dịch ít đi.

Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng lợn nái và lợn con có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị và cách ly kịp thời có thể gây chết hàng loạt.

       3. Phòng và điều trị bệnh tai xanh trên lợn

       3.1 Phòng bệnh

            - Người chăn nuôi cần áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi An toàn sinh học, chú trọng làm tốt công tác vệ sinh, làm sạch và khử trùng chuồng nuôi bằng các hóa chất sát trùng như: BenKocid, Han Iodine, Povi dine định kỳ và thường xuyên theo hướng dẫn của Nhà sản xuất. Nên thực hiện chế độ chăn nuôi “tất cả cùng vào” và “tất cả cùng ra”. 

            - Trong chăn nuôi chuồng trại phải thông thoáng và sạch sẽ thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

          - Tăng sức đề kháng cho đàn lợn bằng cách bổ sung đầy đủ vitamin, chất dinh dưỡng. Cho lợn ăn thức ăn không bị ẩm mốc. Bổ sung thêm chế phẩm sinh học vào thức ăn cho lợn nhằm khống chế vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp và tiêu hóa của lợn.

         - Định kỳ tiêm phòng vaccine bệnh tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn, các bệnh thường gặp trên lợn.

          - Khi lợn có dấu hiệu bệnh phải sớm cách ly để xử lý. Chỉ mua lợn giống từ những cơ sở giống an toàn dịch bệnh, tốt nhất là các hộ chăn nuôi nên tự sản xuất con giống để kiểm soát tốt dịch bệnh từ ban đầu. 

          3.2.Điều trị

         Bệnh tai xanh do virus gây ra nên không có thuốc đặc hiệu để điều trị, nếu lợn có sức đề kháng tốt và không bị bội nhiễm với các bệnh khác thì có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trên thực tế có đến 90% lợn bị mắc bệnh tai xanh sẽ bị bội nhiễm các bệnh khác nên tỷ lệ chết cao hơn. Người nuôi có thể thực hiện các cách khống chế dịch bệnh như sau:

          - Khi phát hiện những con bị nhiễm bệnh cần được cách ly ra khu vực riêng.

          - Tuyệt đối không giết mổ, vứt xác lợn chết xuống sông mà cần thực hiện tiêu hủy theo quy định của ngành thú y.

          -Tiêu độc, sát trùng chuồng trại bằng các loại hóa chất chuyên dụng.

         - Nâng sức đề kháng toàn đàn bằng việc bổ sung chế phẩm sinh học và Vitamin C trộn cho ăn.

          - Khống chế các bệnh kế phát khác (tùy vào từng loại bệnh).

          - Bố trí tiêm phòng khi hết bệnh và ổn định : Nguồn: Đỗ Thị Huyền - CB thú y

 

  

Hướng dẫn cách nhận biết và phòng trừ bệnh tai xanh trên lợn

Đăng lúc: 29/11/2023 21:28:18 (GMT+7)

Hướng dẫn cách nhận biết và phòng trừ bệnh tai xanh trên lợn

Hướng dẫn cách nhận biết và phòng trừ bệnh tai xanh trên lợn

Hiện nay, nhiều địa phương trên cả nước đã ghi nhận tình trạng dịch tai xanh trên lợn tái bùng phát trở lại, đặc biệt là tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. từ đầu năm 2023 bệnh tai xanh đã được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, trong thời gian tới nguy cơ bệnh tai xanh xâm nhập, lây lan và tái bùng phát trên địa bàn huyện là rất cao do một số nguyên nhân sau: nguy cơ xâm nhập và lây lan dịch bệnh từ các tỉnh, huyện khác qua con đường vận chuyện; các hộ chăn nuôi nhập lợn giống để tái đàn không đảm bảo chất lượng và chưa đảm bảo điều kiện an toàn sinh học; công tác quản lý chăn nuôi ở nhiều xã, thị trấn chưa chặt chẽ.

 Để chủ động ngăn chặn bệnh DTLCP xâm nhập, tái phát và lây lan trên địa bàn huyện, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn bà con chăn nuôi cách nhận biết và biện pháp phòng trừ bệnh tai xanh trên lợn như sau:

     1. Nguyên nhân

          Bệnh tai xanh ở lợn hay còn được biết đến với tên gọi khác hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus thuộc giống Arterivirus gây raVius gây bệnh tai xanh ở lợn có thể lây truyền qua không khí, qua tiếp xúc trực tiếp, qua dụng cụ chăn nuôi, tinh dịch và qua vật chủ trung gian (ruồi, muỗi, ve,..). Virus tồn tại trong cơ thể vật nuôi và lây bệnh trong vòng từ 2 – 3 tháng.

Khi lợn mắc bệnh tai xanh sẽ dễ mắc các bệnh bội nhiễm khác như: Bệnh tụ huyết trùng, bệnh Glasser, bệnh E.coli, bệnh viêm phổi,…

      2. Triệu chứng

            Biểu hiện của bệnh tai xanh nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào chủng virus, tuổi lợn, sức đề kháng của lợn cũng như quá trình chăm sóc của chủ nuôi. Lợn nái, lợn con, lợn thịt và lợn đực sẽ có những triệu chứng bệnh lý khác nhau.

          Đối với lợn nái:

          Lợn nái có thể xảy thai vào giai đoạn cuối, thai chết lưu ở giai đoạn hai hoặc bị chết yểu sau khi sinh ra; lợn có dấu hiệu sốt cao, lên đến 40 – 42ºC; lợn bị viêm phổi, tiêu chảy, khó thở, thở nhanh, chảy nước mũi; dấu hiệu đặc trưng là tai chuyển màu từ hồng => đỏ thâm => xanh => tím đen => tử vong; lợn nái nuôi con có biểu hiện mất sữa, viêm vú, da biến màu và sinh non; tỷ lệ chết 10%.

          Đối với lợn con theo mẹ

          Bệnh tai xanh ở lợn sẽ có dấu hiệu gầy yếu, sức sống thấp; Lợn bú khó khăn, mắt có ghèn màu nâu, da có nhiều vết phồng rộp; Lợn bị tiêu chảy, ủ rũ, viêm phổi dẫn đến khả năng tử vong cao khoảng 30 – 50%.

         Đối với lợn thịt, lợn cai sữa

          Một số con biếng ăn, chậm lớn, lông cứng; lợn sốt cao trên 40 oC; tai lạnh, chân sau yếu, đi loạng choạng; màu da chuyển từ hồng đỏ sang tím xanh nhạt; lợn hắt hơi, thở nhanh; tỷ lệ chết từ 12 – 15%, đa phần bị bội nhiễm các bệnh khác dẫn đến tỉ lệ chết 100% nếu không điều trị kịp thời.

         Đối với lợn đực giống

          Lợn bị bệnh tai xanh sẽ có các dấu hiệu ban đầu là sốt, bỏ ăn, đờ đẫn và khó thở. Lợn giảm hưng phấn, mất tính dục và lượng tinh dịch ít đi.

Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng lợn nái và lợn con có tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị và cách ly kịp thời có thể gây chết hàng loạt.

       3. Phòng và điều trị bệnh tai xanh trên lợn

       3.1 Phòng bệnh

            - Người chăn nuôi cần áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi An toàn sinh học, chú trọng làm tốt công tác vệ sinh, làm sạch và khử trùng chuồng nuôi bằng các hóa chất sát trùng như: BenKocid, Han Iodine, Povi dine định kỳ và thường xuyên theo hướng dẫn của Nhà sản xuất. Nên thực hiện chế độ chăn nuôi “tất cả cùng vào” và “tất cả cùng ra”. 

            - Trong chăn nuôi chuồng trại phải thông thoáng và sạch sẽ thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông.

          - Tăng sức đề kháng cho đàn lợn bằng cách bổ sung đầy đủ vitamin, chất dinh dưỡng. Cho lợn ăn thức ăn không bị ẩm mốc. Bổ sung thêm chế phẩm sinh học vào thức ăn cho lợn nhằm khống chế vi khuẩn gây bệnh trên đường hô hấp và tiêu hóa của lợn.

         - Định kỳ tiêm phòng vaccine bệnh tai xanh, dịch tả, tụ huyết trùng, thương hàn, các bệnh thường gặp trên lợn.

          - Khi lợn có dấu hiệu bệnh phải sớm cách ly để xử lý. Chỉ mua lợn giống từ những cơ sở giống an toàn dịch bệnh, tốt nhất là các hộ chăn nuôi nên tự sản xuất con giống để kiểm soát tốt dịch bệnh từ ban đầu. 

          3.2.Điều trị

         Bệnh tai xanh do virus gây ra nên không có thuốc đặc hiệu để điều trị, nếu lợn có sức đề kháng tốt và không bị bội nhiễm với các bệnh khác thì có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trên thực tế có đến 90% lợn bị mắc bệnh tai xanh sẽ bị bội nhiễm các bệnh khác nên tỷ lệ chết cao hơn. Người nuôi có thể thực hiện các cách khống chế dịch bệnh như sau:

          - Khi phát hiện những con bị nhiễm bệnh cần được cách ly ra khu vực riêng.

          - Tuyệt đối không giết mổ, vứt xác lợn chết xuống sông mà cần thực hiện tiêu hủy theo quy định của ngành thú y.

          -Tiêu độc, sát trùng chuồng trại bằng các loại hóa chất chuyên dụng.

         - Nâng sức đề kháng toàn đàn bằng việc bổ sung chế phẩm sinh học và Vitamin C trộn cho ăn.

          - Khống chế các bệnh kế phát khác (tùy vào từng loại bệnh).

          - Bố trí tiêm phòng khi hết bệnh và ổn định : Nguồn: Đỗ Thị Huyền - CB thú y